Lãi suất các ngân hàng hiện nay trên thị trường 

36

Nhu cầu gửi tiền tiết kiệm hiện nay là rất lớn. Hầu như mọi đối tượng nào cũng dành dụm một khoản tiền để gửi tiết kiệm. Và lựa chọn ngân hàng có lãi suất cao để gửi tiết kiệm là sự ưu tiên hàng đầu. Vậy lãi suất các ngân hàng hiện nay trên thị trường như thế nào. Để giúp các bạn lựa chọn được một địa điểm “sinh lời” chúng tôi xin phép gửi đến bạn bài viết dưới đây.

Lãi suất là gì?

Lãi suất mà tỷ lệ theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay.

Lãi suất là điều ai gửi tiết kiệm cũng đều rất quan tâm

Các loại lãi suất hiện nay:

  1. Căn cứ vào tính chất của khoản vay, có các loại phổ biến sau:

  • Lãi suất tiền gửi ngân hàng
  • Lãi suất tín dụng ngân hàng
  • Lãi suất chiết khấu
  •  Lãi suất tái chiết khấu
  •  Lãi suất liên ngân hàng
  • 7 Lãi suất cơ bản
  1. Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

  • Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate)
  • Lãi suất thực (Real interest rate)
  1. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất quy định

  •  Lãi suất cố định:
  •  Lãi suất thả nổi
  1. Căn cứ vào loại tiền cho vay

  • Lãi suất nội tệ:
  • Lãi suất ngoại tệ

5.  Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế

  • Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương (National interest rate)
  • Lãi suất quốc tế (International interest rate)

Lãi suất các ngân hàng hiện nay trên thị trường

Các ngân hàng thương mại tiếp tục cắt giảm lãi suất huy động. Có ngân hàng đã thay đổi biểu lãi suất hai lần kể từ đầu tháng 10 đến nay.

Một số lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến đầu tháng 10/2020 như sau:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng giảm mạnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn, trong đó kỳ hạn 1-2 tháng giảm 0,2 điểm % xuống còn 3,3%/năm; giảm mạnh nhất là kỳ hạn 9 tháng về 4,2%/năm, giảm 0,3 điểm % so với trước.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng vừa hạ lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng chỉ còn 3,3%/năm; kỳ hạn gửi dưới tháng 6 lãi suất cao nhất đang áp dụng cũng chỉ 3,6%/năm; trong khi các kỳ hạn từ 12 đến 36 tháng còn 5,8%/năm, các mức lãi suất này giảm 0,2 điểm % so với biểu lãi suất trước.

Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) giảm lãi suất từ 0,05-0,4 điểm % nhiều kỳ hạn so với hồi đầu tháng 10. Nếu khách gửi dưới 300 triệu đồng, kỳ hạn 1-2 tháng còn 3,25%/năm; kỳ hạn từ 7-11 tháng còn 5,1%/năm và kỳ hạn từ 15-36 tháng còn 5,4%/năm, giảm tới 0,4 điểm %. Mức lãi suất cao nhất của VPBank là 6,1%/năm với điều kiện gửi số tiền trên 50 tỷ đồng trong 24 tháng.

Các ngân hàng đều giữ mức lãi suất chênh lệch khác nhau

Ngân hàng Nam Á tiếp tục hạ thêm lãi suất kỳ hạn dài. Người gửi kỳ hạn từ 18-29 tháng lãi suất còn 7%/năm, thay vì mức 7,2%/năm hồi đầu tháng 10. Với người gửi tiết kiệm từ 30-36 tháng lãi suất cũng giảm 0,2 điểm % xuống còn 6,8%/năm.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) vừa giảm lãi suất huy động tiền đồng 0,2-0,5%/năm so với mức đầu tháng 10. Theo đó, lãi suất huy động tiền đồng kỳ hạn 1 tháng của nhà băng này còn 3,5%/năm, 2 tháng còn 3,6%/năm, 3 tháng còn 3,7%/năm, 6 tháng còn 5,2%/năm, 9 tháng ở mức 5,4%/năm, mức lãi suất cao nhất ở 13 tháng cũng giảm từ 7,8%/năm xuống còn 7,3%/năm.

Tiêu chí lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm

Nắm rõ một số tiêu chí để lựa chọn ngân hàng có lãi suất cao

Ngân hàng là một trong những tiêu chí quan trọng đầu tiên khi bạn có ý định gửi tiết kiệm. Ngân hàng bạn “chọn mặt gửi vàng” phải thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Uy tín.
  • Lãi suất hấp dẫn.
  • Giao dịch an toàn, nhanh chóng và thuận tiện.
  • Sản phẩm tiết kiệm đa dạng.
  • Phục vụ chuyên nghiệp.
  • Nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng

Trên đây là những thông tin về lãi suất các ngân hàng hiện nay trên thị trường các bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình ngân hàng có lãi suất gửi cao nhất và phù hợp với mình.