Môi giới tiền tệ là gì? Các quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ như thế nào

39

Hoạt động môi giới tiền tệ đã xuất hiện khá lâu trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, do thị trường chưa phát triển nên môi giới tiền tệ là một khái niệm khá mới mẻ. Vậy môi giới tiền tệ là gì? Các quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

moi-gioi-tien-te-la-gi-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-moi-gioi-tien-te-nhu-the-nao

Môi giới tiền tệ là ? Các quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ?

Môi giới tiền tệ là gì?

Môi giới tiền tệ hay được biết đến với tiếng anh là Monetary brokerage.

Căn cứ vào điều 4 luật Tổ chức tín dụng 2010: “Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.”

moi-gioi-tien-te-la-gi-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-moi-gioi-tien-te-nhu-the-nao

Bạn biết gì về môi giới tiền tệ?

Quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ

Nguyên tắc hoạt động 

  1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: quy trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lý rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
  1. Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  2. Có ít nhất một bên khách hàng được môi giới tiền tệ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
  3. Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:
  4. a) Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;
  5. b) Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ và/hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  6. Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
  7. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới tiền tệ với khách hàng.

Phạm vi hoạt động 

Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ đối với các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Phương thức hoạt động

Bên môi giới có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ thông qua giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng máy vi tính hoặc điện thoại với khách hàng, hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với Điều kiện của các bên, tuân thủ quy định của pháp luật.

(Theo Thông tư 17/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.)

moi-gioi-tien-te-la-gi-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-moi-gioi-tien-te-nhu-the-nao

Quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ 

Dưới đây chúng tôi đã chia sẻ thông tin về môi giới tiền tệ là gì? Các quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ như thế nào? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.